CTCP VIỆN NGHIÊN CỨU DỆT MAY
VIETNAM TEXTILE RESEARCH INSTITUTE JSC
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM DỆT MAY
– Thử nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm, hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ … trong ngành dệt may nói riêng và sản phẩm tiêu dùng nói chung;
– Cung cấp dịch vụ thử nghiệm phục vụ kiểm tra hàng hóa theo các quy định trong nước;
– Xây dựng, soát xét các tiêu chuẩn ngành và quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật ngành;
– Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng cho các đơn vị thuộc ngành dệt may;
– Cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm dệt may; xây dựng và thiết kế phòng thử nghiệm; các rào cản kỹ thuật dệt may, đặc tính kỹ thuật của vật liệu dệt, thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ ngành dệt…
– Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý phòng thí nghiệm đáp ứng chuẩn mực ISO/IEC 17025;
– Phát huy và khai thác tối đa năng lực hiện có, nâng cao hiệu quả dịch vụ thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may và tiêu dùng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về thời gian, uy tín, chất lượng; đạt mục tiêu chất lượng hàng năm;
– Xây dựng, phát triển mở rộng năng lực thử nghiệm đáp ứng các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, yêu cầu của các nhà bán lẻ lớn. Phấn đấu trở thành phòng thí nghiệm hàng đầu Việt Nam và được thừa nhận Quốc tế;
– Tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Kết hợp việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các rào cản kỹ thuật trong nước và trên thế giới, các đặc tính kỹ thuật của vật liệu dệt, thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ ngành dệt…;
– Thực hiện tốt nhiệm vụ khoa học công nghệ, dự án đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào dịch vụ thử nghiệm và phát triển các phép thử mới;
– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khai thác tối đa các nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị, đào tạo, mở rộng năng lực và tìm kiếm khách hàng;
– Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ, thí nghiệm viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới;
– Tham gia tư vấn, xây dựng chính sách đối với hàng dệt may cho cơ quan quản lý các cấp; đề xuất, xây dựng, soát xét các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành dệt may;
– Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm, rào cản kỹ thuật dệt may cho các đơn vị trong ngành;
– Tích cực phối hợp với các đơn vị sản xuất để theo dõi, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu sản xuất trong nước.